Sau khi cài lại Win cần làm gì – Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra sau khi cài đặt mới hoặc reset lại hệ điều hành Windows trên máy tính. Để có được trải nghiệm dùng máy tối ưu nhất. Khi hoàn tất quá trình cài lại Win, bạn cần thực hiện một số cài đặt quan trọng. Cùng Công nghệ AZ tìm hiểu đó là những cài đặt gì nhé.
Mục lục
Sau khi cài lại Win cần làm gì? – Cài đầy đủ, nâng cấp driver cho máy tính
Những driver cần thiết sau khi cài Win 7 gồm driver âm thanh, BIOS, Chipset, Graphics, Mouse and Keyboard, LAN driver, Wireless driver (driver wifi), camera driver…
Để cài driver sau khi cài Win 7/8/10, bạn thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Mở công cụ tìm kiếm của Windows lên và nhập từ khóa “device manager”. Sau đó bạn click vào kết quả hiển thị đầu tiên để mở trình quản lý.
Mở công cụ Search của Windows và nhập từ khóa tìm kiếm “device manager”
Bước 2: Tại cửa sổ Device Manager vừa hiện ra. Bạn click vào từng mục để kiểm tra driver cho thiết bị. Nếu hiển thị biểu tượng dấu chấm than tức là thiết bị đó đang thiếu driver.
Nếu thấy Device Manager hiển thị biểu tượng dấu chấm than tức là thiết bị thiếu driver
Bước 3: Để cài đặt driver cho thiết bị. Bạn click chuột phải vào thiết bị đang hiển thị thiếu driver, sau đó chọn Update driver.
Click chuột phải vào thiết bị đang thiếu driver và chọn Update driver
Bước 4: Tại cửa sổ Update Drivers vừa hiện ra, bạn click vào tùy chọn Search automatically for updated driver software để tìm driver tự động.
Click vào tùy chọn Search automatically for updated driver software
Bước 5: Sau đó hệ thống sẽ tự động tìm kiếm và tải về driver để cài đặt cho máy tính.
Cài đặt những phần mềm không thể thiếu trên máy tính
Có những phần mềm cần thiết khi cài lại Win đối với hầu hết người dùng máy tính. Đó là những phần mềm được liệt kê trong danh sách dưới đây:
Bộ Microsoft Office: Bao gồm Word, PowerPoint, Excel, Outlook, OneNote…
Phần mềm Unikey: Dùng để cài đặt bộ gõ tiếng Việt cho máy tính
Phần mềm WinRAR: Dùng để nén hoặc giải nén các file zip hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay
Phần mềm Ccleaner: Có nhiệm vụ dọn rác cho máy tính
Phần mềm Foxit Reader: Trình đọc file PDF dành cho máy tính
Phần mềm EagleGet hoặc IDM: Hỗ trợ tối ưu tốc độ download
Trình duyệt web: Sau khi cài Windows xong, máy tính sẽ có sẵn Internet Explorer hoặc Microsoft Edge. Tuy nhiên nếu không quen sử dụng trình duyệt này thì bạn có thể tải thêm Cốc Cốc, Google Chrome, Firefox…
Phần mềm .Net Framework: Dùng để chạy các ứng dụng trên nền .Net. Nếu thiếu phần mềm này thì một số phần mềm sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu phần mềm này.
Phần mềm hỗ trợ xem phim, nghe nhạc: Sau khi cài Win xong người dùng đã được cung cấp Windows Media Player. Tuy nhiên các tính năng của phần mềm này không thực sự đa dạng nên bạn có thể thay thế bằng VLC Media Player, RealPlayer, MKV Player…
Phần mềm antivirus: Nếu cài đặt Windows 10 thì bạn có thể sử dụng công cụ Windows Security để bảo vệ máy tính. Ngoài ra còn có một số phần mềm được ưa chuộng khác như Bitdefender Antivirus Plus, MacAfee Antivirus Plus, Trend Micro Antivirus+ Security…
Thiết lập lại hệ thống sau khi cài lại Win
Trong số những việc cần làm sau khi cài Win 7, bạn cũng đừng quên thiết lập lại hệ thống. Đặc biệt là với những người dùng nâng cao, có nhiều kiến thức về Windows. Có một số các thủ thuật hữu ích giúp bạn thiết lập lại hệ thống như sau:
Vô hiệu hóa các ứng dụng khởi động cùng Windows
Bước 1: Click chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Task Manager.
Bước 2: Tiếp đó tại cửa sổ Task Manager, bạn chuyển sang thẻ Startup. Click vào những ứng dụng mà bạn cảm thấy không cần thiết và chọn Disable.
Chuyển sang tab Startup tại Task Manager và nhấn Disable để vô hiệu hóa khởi động cùng Windows
Set RAM ảo cho máy tính
Bước 1: Click chuột phải vào This PC hoặc My Computer và chọn Properties. Tại cửa sổ Settings, bạn click vào tab Advanced và nhấn nút Settings ở bên dưới mục Performance.
Mở Advanced system settings tại cửa sổ System Properties
Bước 2: Ở cửa sổ Performance Options vừa xuất hiện. Bạn chuyển sang tab Advanced và nhấn Change ở dưới mục Virtual memory.
Tại cửa sổ Virtual Memory vừa hiện ra, bạn bỏ tick ở mục Automatically manage paging file size for all drives. Sau đó tick chọn Custom size và nhập Initial size là thông số hiển thị ở mục Recommended. Với mục Maximum size, bạn nhập con số là dung lượng ở mục Initial size nhân đôi.
Set RAM ảo cho Windows tại cửa sổ Virtual Memory
Vô hiệu hóa các Service không cần thiết
Bước 1: Mở cửa sổ Run và nhập lệnh msconfig rồi click OK/nhấn Enter.
Bước 2: Cửa sổ System Configuration sẽ xuất hiện. Bạn chuyển sang thẻ Services sau đó tick chọn mục Hide all Microsoft services ở bên dưới. Tiếp đó bạn chọn dịch vụ không cần thiết và nhấn Disable để vô hiệu hóa.
Click vào các Services không cần thiết và nhấn Disable để vô hiệu hóa
Thay đổi Windows Settings mặc định
Sau khi đã cài đặt đầy đủ các phần mềm cần thiết sau khi cài Win. Bạn cũng có thể nghĩ tới việc thay đổi Windows Settings mặc định. Bởi các cài đặt mặc định của Windows chưa hẳn đã tối ưu và phù hợp với tất cả các người dùng. Ứng dụng Settings cho phép người dùng tùy biến nhiều tính năng. Sau đây là một số thay đổi chính thiết yếu nhất:
Thay đổi ứng dụng mặc định
Bước 1: Truy cập vào Settings bằng tổ hợp Windows + I. Sau đó click vào mục Apps tại cửa sổ Windows Settings.
Mở ứng dụng Settings và chọn mục Apps
Bước 2: Tại cửa sổ tiếp theo, bạn click vào mục Default apps ở menu bên trái.
Click vào mục Default apps ở menu bên trái của cửa sổ Settings
Bước 3: Tại danh sách Default apps phía dưới. Bạn click vào ứng dụng đang được chọn làm mặc định. Cửa sổ Choose an app sẽ hiện ra, bạn tìm và click chọn ứng dụng muốn thay thế.
Chọn ứng dụng muốn thay thế tại cửa sổ Choose an app tại danh sách Default apps
Tối ưu cài đặt Power Plan
Bước 1: Đầu tiên bạn mở ứng dụng Settings và chọn tiếp System. Sau đó click vào mục Power & sleep ở menu bên trái. Tiếp theo click vào dòng Additional power settings ở khung cửa sổ bên phải.
Click vào Additional power settings ở cửa sổ Settings
Bước 2: Cửa sổ Power Options sẽ xuất hiện. Bạn click vào dòng Change plan settings ở dưới mục Selected plan.
Click vào mục Change plan settings tại cửa sổ Choose or customize a power plan
Bước 3: Tại cửa sổ Edit Plan Settings, bạn cài đặt khoảng thời gian trước khi tắt màn hình (Turn off the display) và thời gian chờ trước khi máy tính chuyển sang trạng thái ngủ (Put the computer to sleep). Tiếp đó chọn Change advanced power settings ở bên dưới.
Click vào dòng Change advanced power settings
Bước 4: Cửa sổ Power Options sẽ hiện ra. Bạn thiết lập Power Plan cho từng mục trong danh sách. Đặc biệt là các mục Hard disk, Power buttons and lid, Sleep, Display và Processor power management. Cuối cùng click vào OK để lưu thay đổi và đóng cửa sổ.
Thiết lập Power Plan cho từng mục trong cửa sổ Power Options
Kích hoạt chế độ Night light giảm ánh sáng xanh
Bước 1: Mở ứng dụng Settings và chọn mục System. Sau đó chọn tiếp mục Display tại menu bên trái cửa sổ. Tại khung bên phải, bạn nhấn vào nút bật/tắt tại mục Night light để kích hoạt tính năng này.
Click vào nút bật/tắt để kích hoạt tính năng Night light
Bước 2: Tiếp theo bạn click vào dòng Night light settings để thay đổi cài đặt của tính năng này. Tại cửa sổ Night light settings, bạn có thể cài đặt lịch trình, màu sắc giao diện…
Click vào Night light settings để thiết lập cài đặt
Thiết lập kế hoạch sao lưu
Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Settings và chọn Update & Security. Chọn tiếp mục Back up ở menu bên trái cửa sổ. Tại khung bên phải, bạn click vào link Go to Backup and Restore (Windows 7) ở bên dưới mục Looking for an older backup.
Click vào link Go to Backup and Restore (Windows 7)
Bước 2: Tại cửa sổ Create a system image, bạn chọn ổ lưu bản Backup và chọn Next.
Chọn ổ lưu bản Backup và chọn Next
Bước 3: Ở cửa sổ Confirm your backup settings, bạn click vào Start backup để quá trình sao lưu bắt đầu.
Click vào Start backup để bắt đầu quá trình sao lưu
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi sau khi cài lại Win cần làm gì. Đồng thời cũng nắm được những phần mềm cần thiết sau khi cài Win. Chúc bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng Windows.
Bài viết liên quan
3 cách Active Office 2016 vĩnh viễn mới nhất 2022
Active Office 2016 là chuỗi phần mềm bao gồm nhiều công cụ soạn...
[HOT] 3 Cách Active Win 11 Pro bản quyền vĩnh viễn thành công 100%
Cách Active Win 11 Pro là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất...
Download WanDriver 7.21 mới nhất cho máy tính Windows 2022
Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện nay, sử dụng bộ...
Hướng dẫn cách ghép file PDF bằng Foxit Reader dễ dàng nhất 2022
Trước đây việc chỉnh sửa trên file PDF dường như bất khả thi....
Share Key Win 7 Ultimate – Professional 64 bit vĩnh viễn mới nhất 2022
Windows 7 là một trong những hệ điều hành được người dùng ưu...
Hướng dẫn cách Crack Office 2013 vĩnh viễn thành công 100%
Crack Office 2013 đang trở thành từ khóa được rất nhiều người dùng...