Lỗi không cài được Win 10 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là cài đặt Windows từ ổ cứng, USB hay đĩa CD thì các trục trặc như báo lỗi thiếu driver, lỗi không nhận ổ cứng, không hiện nút Next… cũng có thể xảy ra. Cùng Công nghệ AZ tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự cố khi cài Win 10 và cách khắc phục nhé.
Mục lục
Nguyên nhân không cài được Win 10
Lỗi không cài được Win 10 thường gặp nhất đó là Windows Cannot Be Installed to a Disk. Khi gặp lỗi này, màn hình sẽ hiển thị hộp thoại sau: ”Windows cannot be installed to this disk. The selected disk has an MBR partition table . On EFI systems, Windows can only be installed to GPT disks”.
Với lỗi này, có thể hiểu ổ cứng được chọn để cài Windows đang sử dụng chuẩn Legacy – MBR cũ. Trong khi đó máy tính của bạn lại đang cài chuẩn UEFI đòi hỏi định dạng ổ cứng GPT để cài Windows.
Ngoài ra còn nhiều nội dung báo lỗi khác, như MBR partition table/GPT Partition Style not Support Booting to This Disk…
Thiết lập lại BIOS để khắc phục lỗi không cài được Win 10
Bước 1: Để khắc phục lỗi không cài được Win, đầu tiên bạn cần truy cập vào BIOS của máy bằng cách restart sau đó nhấn và giữ phím truy cập. Cách mở BIOS khác nhau theo từng dòng máy tính, cụ thể như sau:
- Laptop Sony VAIO: phím F2
- Laptop HP: phím F2, F6 hoặc F10
- Laptop Acer: phím Del hoặc F2 (một số dòng máy cũ là tổ hợp Ctrl + Alt + Esc)
- Laptop Asus: phím ESC
- Laptop Lenovo Thinkpad: F1 hoặc F2
- Laptop Dell: phím F2
- Laptop Razer: phím Del hoặc F1
Truy cập vào giao diện BIOS của máy tính
Bước 2: Trong cửa sổ giao diện BIOS, bạn chuyển sang tab Boot. Tại đây bạn tìm đến tùy chọn Secure Boot và thiết lập Disabled. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm thấy tùy chọn Secure Boot trong các tab khác như Authentication, Security… tùy từng dòng máy.
Thiết lập Disabled cho tùy chọn Secure Boot để sửa lỗi không cài được Win 7 cho laptop Asus
Bước 3: Sau khi đã thiết lập lại BIOS và tắt chế độ UEFI, lúc này lỗi không cài được Win 10 đã được khắc phục bạn đã có thể cài đặt Windows 10 như bình thường được rồi.
Xóa phân vùng và convert MBR sang GPT
Convert MBR sang GPT sẽ giúp bạn khắc phục lỗi ổ cứng không cài được Win hay Windows Cannot Be Installed to a Disk. Trước khi thực hiện thủ thuật này, bạn cần lưu ý tất cả dữ liệu sẽ bị xóa sau khi hoàn thành. Vì vậy nên sao lưu dữ liệu vào nơi an toàn rồi mới tiến hành xóa phân vùng và chuyển đổi từ GPT sang MBR.
Các bước xóa phân vùng và chuyển định dạng như sau:
Bước 1: Thực hiện cài Windows 10 như bình thường. Tới bước “Enter the product key” thì nhấn tổ hợp phím Shift + Fn + F10 hoặc Shift + F10 để mở ứng dụng Command Prompt.
Khi cửa sổ Enter the product key hiện ra, bạn nhấn tổ hợp Shift + F10 để mở Command Prompt
Bước 2: Tại cửa sổ CMD vừa hiện ra, bạn nhập lệnh diskpart rồi nhấn Enter để thực hiện:
Tiếp theo bạn gõ lệnh list disk ở bên dưới để kiểm tra định dạng của ổ cứng. Nếu cột GPT có hiển thị dấu * tức là ổ cứng đang được cài đặt ở định dạng GPT.
Lần lượt nhập các lệnh diskpart và list disk trong cửa sổ Command Prompt
Bước 3: Trong danh sách sẽ hiển thị các ổ cứng của máy tính. Bạn lưu ý cần chọn đúng ổ cứng muốn chuyển đổi định dạng. Sau khi xác định đúng ổ cứng, bạn nhập lệnh select disk 0 (thường thì Disk 0 sẽ là ổ cứng của máy tính) và nhấn Enter. Bên dưới, bạn nhập tiếp các lệnh sau:
- Nhập clean => Enter
- Nhập convert GPT => Enter
Sau khi chuyển đổi thành công, cửa sổ Command Prompt sẽ hiện dòng chữ Diskpart successfully converted the selected disk to gpt format.
Dòng chữ Diskpart successfully converted the selected disk to gpt format sẽ hiện lên sau khi convert thành công
Cuối cùng bạn nhập lệnh exit => Enter để thoát khỏi cửa sổ Command Prompt. Sau đó bạn tiếp tục cài đặt Windows như bình thường xem lỗi không cài được Win 10 đã được khắc phục chưa.
Chỉnh sửa lại bộ Windows Setup
Chỉnh sửa lại bộ Windows Setup cũng là cách khắc phục tình trạng không cài được Windows 10 hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Copy bộ Windows Setup làm 2 bản. Sau đó bạn mở file ISO cài đặt Windows 10 ra và click vào mục efi rồi chọn boot. Sau đó tại khung cửa sổ bên phải bạn hãy xóa file bootx64.efi đi.
Xóa file bootx64.efi trong thư mục boot
Bước 2: Tiếp theo bạn điều hướng theo key efi > microsoft > boot và lần lượt xóa các file memtest.efi, efisys_noprompt.bin, efisys.bin, cdboot_noprompt.efi và cdboot.efi ở khung cửa sổ bên phải. Như vậy là bạn đã chỉnh sửa xong bộ cài Win rồi.
Xóa các file trong thư mục key efi > microsoft > boot
Bây giờ bạn có thể tiến hành cài đặt Windows 10 như bình thường mà không lo gặp phải lỗi không format được. Tuy nhiên lưu ý khi vào menu boot của USB thì hãy chọn dòng không có chữ UEFI.
Lời kết
Trên đây là các cách khắc phục sự cố máy tính không cài được Win. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về lỗi không cài được Win 10 để có biện pháp xử lý phù hợp. Chúc bạn sửa lỗi thành công!
Bài viết liên quan
3 cách Active Office 2016 vĩnh viễn mới nhất 2022
Active Office 2016 là chuỗi phần mềm bao gồm nhiều công cụ soạn...
[HOT] 3 Cách Active Win 11 Pro bản quyền vĩnh viễn thành công 100%
Cách Active Win 11 Pro là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất...
Download WanDriver 7.21 mới nhất cho máy tính Windows 2022
Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện nay, sử dụng bộ...
Hướng dẫn cách ghép file PDF bằng Foxit Reader dễ dàng nhất 2022
Trước đây việc chỉnh sửa trên file PDF dường như bất khả thi....
Share Key Win 7 Ultimate – Professional 64 bit vĩnh viễn mới nhất 2022
Windows 7 là một trong những hệ điều hành được người dùng ưu...
Hướng dẫn cách Crack Office 2013 vĩnh viễn thành công 100%
Crack Office 2013 đang trở thành từ khóa được rất nhiều người dùng...