IF và Vlookup là những hàm cơ bản trong Excel mà bất kỳ dân văn phòng nào cũng cần phải nắm rõ. Việc này sẽ giúp bạn thực hiện thao tác tìm kiếm kết quả trên bảng tính một cách đơn giản, nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu chưa biết cách dùng hàm If kết hợp Vlookup như thế nào cho hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết của Công nghệ AZ.
Mục lục
Hàm IF trong Excel
Trước khi đến với nội dung hàm If kết hợp Vlookup thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết về công thức cơ bản này nhé! Đây là một trong những hàm cơ bản cũng như quan trọng nhất khi làm việc với bảng tính.
Bạn có thể sử dụng công thức này cho việc yêu cầu Excel trả về kết quả đáp ứng được điều kiện hoặc giá trị khác nếu không phù hợp yêu cầu. Cụ thể như sau:
Hàm If = IF (logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Hàm If là một trong những hàm cơ bản cũng như quan trọng nhất
Trong đó:
- logical_test có thể là một giá trị hoặc biểu thức logic có điều kiện TRUE hoặc FALSE. Đây là tham số bắt buộc và bạn cần nêu cụ thể như ngày tháng, ký tự, con số…
- Value_if_true: Là giá trị mà hàm if trong excel sẽ trả về nếu biểu thức logi đáp ứng điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, Value_if_true không thực sự cần thiết phải có.
- Value_if_false: Là giá trị trả của hàm If trả về khi biểu thức logic không đáp ứng điều kiện cần thiết và không bắt buộc phải có.
Hàm VLOOKUP trong Excel
Hàm if và vlookup đều là những công thức hữu dụng trong excel mà bất kể dân văn phòng nào cũng cần hiểu rõ. Vlookup được sử dụng để tìm kiếm giá trị với định dạng cột và trả về kết quả theo hàng dọc.
Đây là một trong những hàm excel thông dụng cho những ai hay làm việc với con số thống kế cũng như dò tìm dữ liệu. Trước khi kết hợp hàm if và vlookup thì công thức của hàm trích lọc như sau:
Cấu trúc hàm =VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Vlookup được sử dụng để tìm kiếm giá trị với định dạng cột
Trong đó:
- lookup_value: Là dữ liệu được sử dụng cho việc dò tìm.
- table_array: Vùng giá trị cần tìm có định dạng tuyệt đối với dấu “$”
- col_index_num: Là thứ tự của định dạng cột chứa giá trị cần trích lọc trong table_array.
- range_lookup: Phạm vi tìm kiếm với giá trị dò tìm tương đối TRUE ~ 1 và tuyệt đối là FALSE ~ 0. Tham số này không nhất thiết phải hiển thị ở công thức.
Cách sử dụng hàm IF kết hợp VLOOKUP hiệu quả
Sự kết hợp hàm vlookup và if trong excel được dùng để dò tìm các giá trị đáp ứng điều kiện cho trước. Trong đó, Vlookup sẽ sử dụng nhằm tìm kiếm kết quả và trả về theo định dạng hàng. Đồng thời, hàm If dùng cho việc tham chiếu các giá trị đáp ứng yêu cầu cho trước.
Hàm vlookup và if được dùng để dò tìm các giá trị đáp ứng điều kiện cho trước
Với hàm vlookup có điều kiện if sẽ trả về cho người dùng kết quả là Yes/No, True/False… Trường hợp sử dụng công thức đặc biệt này là để so sánh giá trị nhận được với dữ liệu ban đầu.
Cấu trúc hàm If kết hợp Vlookup = If(Vlookup(lookup_value, table_array, col, index_num, [range_lookup])
Trong đó:
- lookup_value: Là giá trị ô hoặc văn bản được sử dụng cho việc tìm kiếm.
- Table_array: Phạm vị xác định của vùng dữ liệu mong muốn.
- Col_index_number: số lượng cột mà người dùng muốn nhận về giá trị.
- Range_lookup với phần giá trị tham số là TRUE/FALSE với kết quả tương đối hoặc khớp chính xác.
Một số ví dụ minh họa
Để giúp người dùng hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm vlookup kết hợp hàm if, Công nghệ AZ sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể sau đây:
Ví dụ 1
Với một bảng dữ liệu bao gồm các mặt hàng đang có tại cột A cùng số lượng tại cột B. Bạn cần thực hiện việc kiểm tra số lượng của sản phẩm ở cột E1 để thông báo cho khách hàng về tình trạng còn hàng hay đã hết trong kho.
Hàm If kết hợp Vlookup – ví dụ 1
Vậy cấu trúc hàm Vlookup =VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)
Sau đó, bạn tiếp tục sử dụng hàm If kết hợp Vlookup trả về 0 với giá trị nhận được No nếu = 9 hoặc ngược lại là Yes.
Công thức hàm vlookup if =IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)=0,”No”,”Yes”)
Thay vì Yes/No, bạn có thể sử dụng kết quả là TRUE/FALSE hay Stock/Sold như sau:
Công thức hàm vlookup và if =IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2)=0,”Sold out”,”In stock”)
Ví dụ 2
Giả sử, bạn đang thực hiện thao tác trên bảng dữ liệu với danh sách và số lượng các mặt hàng ở hai cột A, B tương ứng. Để so sánh kết quả đầu ra của bảng tính, người dùng có thể kết hợp sử dụng hai hàm If và Vlookup.
Hàm If kết hợp Vlookup – ví dụ 2
Lúc này, công thức trên bảng tính với hàm If kết hợp Vlookup có định dạng như sau: “=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2)>=G2,”Yes!”,”No”)”. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý để công thức trả kết quả đúng thì giá trị “lookup” luôn nằm ngoài cùng phía trái của bảng tính.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin Công nghệ AZ vừa chia sẻ ở bài viết sẽ giúp người dùng hiểu rõ thêm về cách sử dụng hàm If kết hợp Vlookup. Các bước đặt công thức trong bảng tính không quá khó thực hiện, rất đơn giản và dễ hiểu ngay cả khi bạn mới thao tác trên Excel.
Ngoài hướng dẫn cách kết hợp hàm IF cùng Vlookup, Công nghệ AZ còn có nhiều bài viết thủ thuật khác vô cùng thú vị, hấp dẫn. Mọi người đừng bỏ qua nhé!
Bài viết liên quan
3 cách Active Office 2016 vĩnh viễn mới nhất 2022
Active Office 2016 là chuỗi phần mềm bao gồm nhiều công cụ soạn...
[HOT] 3 Cách Active Win 11 Pro bản quyền vĩnh viễn thành công 100%
Cách Active Win 11 Pro là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất...
Download WanDriver 7.21 mới nhất cho máy tính Windows 2022
Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện nay, sử dụng bộ...
Hướng dẫn cách ghép file PDF bằng Foxit Reader dễ dàng nhất 2022
Trước đây việc chỉnh sửa trên file PDF dường như bất khả thi....
Share Key Win 7 Ultimate – Professional 64 bit vĩnh viễn mới nhất 2022
Windows 7 là một trong những hệ điều hành được người dùng ưu...
Hướng dẫn cách Crack Office 2013 vĩnh viễn thành công 100%
Crack Office 2013 đang trở thành từ khóa được rất nhiều người dùng...