Trên thị trường công nghệ hiện nay, ổ cứng SSD vẫn luôn được nhiều người lựa chọn sử dụng mặc dù có giá thành cao hơn hẳn ổ HDD. Bởi lý do đơn giản nhất là vì tốc độ chạy của SSD nhanh hơn và mượt hơn. Vậy có nên chia ổ SSD ra không? Bài viết chi tiết sau đây của Công nghệ AZ sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
[Giải đáp thắc mắc] Có nên chia ổ SSD không?
Mục lục
Có nên chia ổ SSD không?
SSD là dạng viết tắt của Solid State Drive hay còn được gọi là ổ cứng thể rắn. Ổ SSD sẽ không có các bộ phận chuyển động bên trong như ổ HDD. Nhờ kích thước nhỏ gọn, tốc độ truy cập cao và tuổi thọ bền bỉ hơn, ổ này được người dùng ưu tiên sử dụng hơn.
Như đã biết, để tối ưu nhất lượng dung lượng lưu trữ, mọi người thường chia ổ cứng thành những vùng lưu trữ dữ liệu khác nhau. Điều này giúp tốc độ xử lý và truyền thông tin được nhanh hơn, vậy có nên chia ổ SSD không? Nếu bạn đang có thắc mắc trên thì hãy theo dõi câu trả lời sau đây để được giải đáp.
Có nên chia ổ SSD không?
Bởi HDD sử dụng đĩa xoay nên việc phân vùng sẽ khiến ổ đĩa bị giảm tốc độ đường truyền. Nhưng SSD thì khác, do sử dụng hệ thống chíp điện tử hiện đại tiên tiến nên sẽ không bị ảnh hưởng khi chia phân vùng. Vì thế người dùng có thể thoải mái phân chia ổ cứng SSD theo ý muốn.
Tuy nhiên, việc chia ổ cứng SSD cũng bắt buộc người dùng phải nắm chắc được những thủ thuật đơn giản và thao tác đúng cách. Mục đích để tránh làm tổn hại chiếc ổ cứng thông minh này hoặc làm mất toàn bộ dữ liệu đang hiện được lưu trữ.
Ưu điểm khi chia ổ SSD
Nhờ có sự phát triển trong công nghệ lưu trữ thông tin nên những ổ SSD ngày nay càng hiện đại hơn với kích thước nhỏ gọn, dung lượng lớn và tốc độ truy cập cao. Đặc biệt hơn nữa, giá thành của loại ổ này cũng đã được giảm đáng kể khiến việc sở hữu trở nên dễ dàng hơn.
Ưu điểm khi chia ổ SSD
Với những chiếc ổ có dung lượng cao hơn mức 240G thì lời khuyên dành cho bạn là nên chia thành hai phân vùng để dễ dàng kiểm soát. Khi đó, mỗi vùng riêng biệt sẽ không ảnh hưởng lẫn nhau giúp cho việc cài lại Win trong trường hợp lỗi cũng không lo mất dữ liệu ở vùng kia.
Bên cạnh đó, trong trường hợp máy tính bị nhiễm virus thì việc chia ổ SSD giúp người dùng đảm bảo dữ liệu ở phần còn lại và khóa phân vùng đó lại. Nhờ đó giúp ổ cứng an toàn và không bị phá hủy dữ liệu nếu virus lây lan.
Không nên chia ổ SSD khi nào?
Tuy nhiên, có những trường hợp trả lời cho câu hỏi có nên chia ổ SSD là không. Nếu như bạn sở hữu một chiếc ổ đĩa với dung lượng thấp hơn 240G thì nên giữ nguyên ổ cứng này để cài hệ điều hành. Lúc này, người dùng có thể gắn thêm một ổ cứng loại HDD để lưu trữ dữ liệu riêng sẽ tốt hơn việc cùng lưu chung một nơi.
Bên cạnh đó, để tận dụng hết được chức năng của ổ SSD thì không nên chia ổ thành quá nhiều phân vùng lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt là những file dung lượng lớn hay những tập tin quan trọng càng nên hạn chế lưu trữ vào SSD để tránh việc mất thông tin hay khó khôi phục dữ liệu khi bị lỗi ổ cứng hay Bad Sector.
Cách chia ổ cứng trên Windows
Việc phân chia ổ cứng cũng không quá khó như người dùng hay lầm tưởng. Chỉ bằng vài bước cơ bản, bất cứ ai cũng có thể tự thực hành tại chỗ mà không cần mang đến tiệm hay shop điện tử. Cùng theo dõi cách chia ổ cứng ssd sau đây của Công nghệ AZ để biết ngay cho mình những thao tác đơn giản này nhé.
Cách chia ổ cứng trên Windows
- Bước 1: Mở PC của bạn lên, tại đây bạn ấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.
- Bước 2: Tại cửa sổ hiện lên, hãy nhập vào từ diskmgmt.msc và chọn OK.
- Bước 3: Tiếp theo đây, click chuột phải vào ổ C rồi tìm chọn Shrink Volume. Lúc này, ổ đĩa sẽ tính toán dụng lượng thích hợp cần để phân vùng. Ổ đĩa của bạn càng lớn thì thời gian đợi hệ thống chạy càng lâu.
- Bước 4: Thiết lập mức dung lượng mong muốn cho phân vùng mới rồi tiếp tục ấn Shrink.
- Bước 5:Tích chuột phải vào vùng mới phân và tìm New Simple Volume.
- Bước 6: Tại đây, hộp thoại New Simple Volume Wizard sẽ hiện lên màn hình, nhấn Next để tiếp tục.
- Bước 7: Đặt một tên tùy ý cho ổ đĩa mới phân, lưu ý tránh đặt là ổ C bởi ổ này đã được mặc định là ổ tên hệ thống. Sau khi đã nhập tên, nhấn tiếp Next.
- Bước 8: Cuối cùng, bấm vào Finish để hoàn thành việc chia ổ cứng ssd.
Lời kết
Trên đây đã tổng hợp đầy đủ những thông tin về SSD và giúp bạn trả lời cho câu hỏi có nên chia ổ SSD hay không. Với các kiến thức mà Công nghệ AZ đã cung cấp ở trên, hy vọng người dùng có thể áp dụng thành công trong máy tính của mình. Từ đó giúp công việc trở nên dễ dàng hơn, giữ độ bền lâu hơn cho PC.
Hãy theo dõi thêm những thủ thuật mới tại Công nghệ AZ nhé.
Bài viết liên quan
3 cách Active Office 2016 vĩnh viễn mới nhất 2022
Active Office 2016 là chuỗi phần mềm bao gồm nhiều công cụ soạn...
[HOT] 3 Cách Active Win 11 Pro bản quyền vĩnh viễn thành công 100%
Cách Active Win 11 Pro là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất...
Download WanDriver 7.21 mới nhất cho máy tính Windows 2022
Với sự bùng nổ của công nghệ như hiện nay, sử dụng bộ...
Hướng dẫn cách ghép file PDF bằng Foxit Reader dễ dàng nhất 2022
Trước đây việc chỉnh sửa trên file PDF dường như bất khả thi....
Share Key Win 7 Ultimate – Professional 64 bit vĩnh viễn mới nhất 2022
Windows 7 là một trong những hệ điều hành được người dùng ưu...
Hướng dẫn cách Crack Office 2013 vĩnh viễn thành công 100%
Crack Office 2013 đang trở thành từ khóa được rất nhiều người dùng...